# # # # # # # #

Đắk Nông tươi đẹp – Tour tham quan thác Dray Sap và Dray Nur qua hình ảnh

Trung tâm Bảo trợ Xã hội Nhà May Mắn tại Đắk Nông là trung tâm thứ tư của tổ chức Maison Chance nhằm chăm sóc sức khoẻ, cung cấp nhà ở và giáo dục, đào tạo nghề miễn phí cho những người có hoàn cảnh khó khăn trong khu vực. Tây Nguyên là nơi có nhiều rừng nguyên sinh với các khu bảo tồn, thác nước và núi non hùng vĩ. Bên cạnh những kỳ quan và di sản thiên nhiên, nơi đây còn là nhà của những bộ lạc dân tộc thiểu số với ngôn ngữ và văn hoá riêng.

Từ Thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Krông Nô có thể di chuyển bằng xe khách. Cách xa thành phố đông đúc 350 km, du khách đến đây sẽ cảm nhận được bầu khí yêu bình với khí hậu dễ chịu.

Nhà nghỉ tại Trung tâm có thể đón 4 khách. Nhà hàng phục vụ nhiều món ăn và thức uống Âu-Việt. Doanh nghiệp xã hội Nhà Măy Mắn được thành lập từ tháng 1/2019 sẽ dành lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh dịch vụ và các sản phẩm do người khuyết tật làm ra để trang trải một phần sinh hoạt phí của Trung tâm.

Đến với Trung tâm tại Đắk Nông, du khách có thể tham gia nhiều hoạt động như tham quan thác Dray Sap và Dray Nur. Nơi đây còn được biết đến với các khu rừng nguyên sinh tại khu bảo tồn Nam Nung thuộc công viện địa chất Đắk Nông với các loại đá bazan và hệ thống hang động núi lửa.

Du khách thám hiểm hay đi tham quan gia đình sẽ yêu thích các tour đi bộ giữa thiên nhiên được hướng dẫn viên Nhà May Mắn dẫn được. Dưới đây là một vài cảm nhận về tour.

Bắt đầu từ Trung tâm Bảo trợ đến thác Dray Nur, chúng ta sẽ băng ngang qua một con đường rừng ngắn.

Xen kẽ với rừng là những khu vườn trồng cây ăn trái của người dân địa phương. Dọc trên đường đi, chúng ta sẽ băng ngang các vườn bắp, bơ, dừa và nhưng trái cây khác.

Sau một khoảng đi bộ, chúng ta sẽ được nhìn ngắm khung cảnh tuyệt đẹp này. Một màu xanh tuơi mát bao trùm núi đồi và phía xa xa, ta có thể nhìn ngắm thác Dray Nur.

Như câu nói“nhập gia tuỳ tục”, chúng ta sẽ phải vượt sông Sêrêpôk trên chiếc ghe đu dây làm từ thùng nhựa và ván gỗ mà người dân địa phương thường sử dụng.

Len lỏi giữa các cây cỏ và bụi rậm cao…

Mặt đất dưới chân sẽ không ngừng thay đổi. Con đường lát đá cuội dẫn tới cây cầu treo đưa chúng ta đến thác.

Hai bên đường đi có sông Krong Ana, con sông cái bao quanh. Cùng với con sống đực Krong No chảy qua Dray Sap, cả hai hoà thành sông Sêrêpôk hùng vĩ. Đi đến đây, ta đã có thể nghe được tiếc thác gầm gừ.

Đã đến lúc dừng chân để thưởng thức một ly cà phê sữa ngon, phía sau lưng là khung cảnh tuyệt đẹp và tuyệt phẩm bức tường đá từ rễ cây trăm thu hút cả dân địa phương và du khách.

Những góc ẩn trong đá bazan cho ra những góc ảnh tuyệt vời…

Tiếp tục tour, leo đèo lội suối, cuối cùng chúng ta cũng đến nơi…

… đỉnh thác!!!

Công viên địa chất Đắk Nông được đưa vào sử dụng từ năm 2015 để bảo tồn đa dạng sinh học cho khu vực. Tại đây, thảm động vật và thực vật rất phong phú.

Để đến được địa điểm thứ hai, thác Dray Sap, chúng ta băng qua cầu treo đỏ cho tới khi…

…đến giữa khu rừng thanh bình và huyền bí.

Nhiều câu chuyện khác nhau của người Ê-đê về sự hình thành của những ngọn thác hùng vĩ trong vùng. Truyền thuyết kể rẳng người con gái Ê-đê xinh đẹp H’Mi cùng người yêu đang nghỉ trong rừng khi một con quái vật có cánh với cái đầu to như quả núi và đôi mắt thiếc xuất hiện. Nó cắm vòi sâu xuống đất tạo thành một dòng nước khổng lồ phun lên. Cô gái vì quá sợ hãi đã tan biến vào lớp mây mù, còn chàng trai đau buồn biến thành một cái cây khổng lồ vươn tới trời xanh, cắm sâu vào lòng đá. Từ đó, thác được gọi tên là Dray Sáp, nghĩa là thác Khói.

Ngọn thác nhiều nước đặc biệt vào mùa mưa, khi đó thác sẽ có chiều cao đến 50m và rộng 100m. Tiếng thác ầm ầm ngày đêm qua các tảng đá. Người dân địa phương nói đó là tiếng thầm thì của câu chuyện tình yêu về nàng H’mi và tình nhân.

Xung quanh thác có nhiều cây cổ thụ và khu vực nhiều động núi lửa. Hiện nay, tỉnh đã tổ chức ba tuyến tham qua trong khu bảo tồn địa chất. Tuyến 1 có tên “Trường ca nước và lửa” bắt đầu từ thác Dray Sap đến hang động núi lửa. Năm 2019, UNESCO bắt đầu thẩm định hồ sở của tỉnh Đắk Nông nhằm công nhận công viên địa chất toàn cầu. Kết quả đánh giá sẽ được công bố năm 2020.

Dịch: Hải